4 dạng công nghệ mực in thông dụng

Đối với những sản phẩm in ấn thông thường thì chúng ta không bàn đến, còn đối với các sản phẩm mang tính đặc thù với những yêu cầu cao hơn thì các loại máy móc, vật tư phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngoài máy in, kỹ thuật in thì còn là công nghệ mực in.

Mực in không chỉ có một loại mực, một dạng mực mà mực in cũng khá đa dạng. Có những thuật ngữ được dùng để nói về mực in mà người bình thường khó có thể hiểu được. Cũng như không thể nắm được những ưu, nhược điểm của từng dạng mực. Và nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề công nghệ mực in: các dạng mực phổ biến; thông tin của từng loại; cách dùng mực và dùng khi nào?…

4 dạng công nghệ mực in thông dụng 1
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngoài máy in, kỹ thuật in thì còn là công nghệ mực in.

Mực in Ribbon

Mực ribbon hay còn gọi là mực ruy băng, một loại mực in cơ học lâu đời nhất. Mực ribbon có dạng cuộn dài. Trước đây thì nó rất được ưa chuộng; nhưng sau sự phát triển của các công nghệ mực in hiện đại thì mực ribbon chỉ giới hạn sử dụng cho một số ứng dụng đặc biệt. Chẳng hạn như in hóa đơn, in biên lai. Những sản phẩm không cần chú trọng đến chất lượng nhưng chú trọng đến độ chính xác, tin cậy.

4 dạng công nghệ mực in thông dụng 2
Mực in Ribbon

Nói vậy không phải là nói loại mực này có chất lượng không tốt. Mực in ribbon là một dạng mực in nhiệt và có những loại vẫn cho chất lượng in khá tốt. Nhất là có thể dùng nó để in những chất màu đặc biệt mà không một công nghệ hiện đại nào có thể thay thế được.

Mực in dạng lỏng

Công nghệ mực in này được sử dụng cho máy in phun. Khi mực ở trong máy in, nó sẽ được bơm qua các vòi rất nhỏ trong đầu in để phun lên giấy để tạo ra hình ảnh, bản vẽ,… Những loại mực in dạng lỏng này cho chất lượng bản in khá cao nên cũng được ứng dụng trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, với mực dạng lỏng, khi pha chế rất dễ bị lem màu và màu thường không bền theo thời gian. Bởi vậy mà muốn làm tăng độ bền màu và hạn chế tình trạng lem màu thì nên chọn đúng loại giấy. Thường thì loại giấy đó nên là giấy không dễ thấm nước để mực khô ngay trên mặt giấy. Không những không bị lem mà hình ảnh còn sắc nét hơn nữa. Bên cạnh đó, mực in nên được pha chế với chất màu chống phai và không dùng dung dịch nước.

4 dạng công nghệ mực in thông dụng 3
Mực in dạng lỏng

Mực in dạng bột

Mực in dạng bột được dùng cho máy in laser. Công nghệ mực này là sự liên kết của một chất màu với một polymer, tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt.

Khi sử dụng mực in dạng bột cho máy in, một tia laser sẽ vẽ hình in lên một tang trống; sau đó nạp tang này với một điện tích tĩnh điện; tang trống sẽ quay lên hộp mực, hút bột mực; đưa lên giấy và làm tan chảy mực ở tại vị trí cần in.

4 dạng công nghệ mực in thông dụng 4
Mực in dạng bột

Những sản phẩm được in bằng mực dạng bột thường có chất lượng, độ bền cao, mực bột khó tróc, không bị phai. Lý tưởng cho các ứng dụng in hoa văn, bản vẽ đơn nét. Song nếu dùng để in ảnh thì lại không tốt lắm.

Mực in dạng đặc

Loại mực này được sản xuất theo từng lốc nhỏ trông giống như sáp. Từng màu được tách riêng ra thành từng lốc. Khi cho mực vào máy in, mực sẽ được làm cho tan chảy ra rồi phun lên một ống lăn mực đã được tra dầu trước đó.

4 dạng công nghệ mực in thông dụng 5
Mực in dạng đặc

Công nghệ mực in dạng đặc này nhanh gọn hơn so với những loại mực khác; độ tin cậy cao hơn; nó cũng khá thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng vì không chứa chất độc hại. Dạng mực này có thể dùng để in đồ họa mà với độ phân giải cao. Song, những loại máy in sử dụng cho công nghệ mực in dạng đặc thường cao hơn. Đổi lại là chi phí bảo trì thấp.

5/5 - (17 bình chọn)

Xem thêm

Ưu điểm nổi bật của dòng máy in lụa dạng xoay tròn

Công nghệ in lụa hiện phổ biến ở khắp nơi trên toàn thế giới và ở Việt …